Skip to main content

Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội

          1. Lịch sử hình thành.

Xã Tân Đoàn thuộc huyện Điềm He, tỉnh Lạng Sơn được thành lập vào ngày 01 tháng 01 năm 1947 trên cơ sở hợp nhất các đơn vị xã Vân Nham, Qui Hậu và một làng của xã Kim Quan và Phố Ba Xã. Đến tháng 8 năm 1964, huyện Điềm He sáp nhập với 6 xã của huyện Bằng Mạc lấy tên gọi huyện Văn Quan từ đó xã Tân Đoàn thuộc huyện Văn Quan cho tới ngày nay bao gồm 9 thôn: Nặm Rạt, Pò Xè, Khòn Sày, Phai Rọ - Lùng Mán, Phố Ba Xã, Khòn Ngòa, Khòn Pá, Lùng Pá – Bản Nầng, Khòn Cải.

           Tân Đoàn là địa phương giàu truyền thống cách mạng. Trong thời kỳ đấu tranh giải phóng dân tộc và bảo vệ Tổ quốc xã Tân Đoàn là một địa bàn căn cứ địa cách mạng quan trọng của tỉnh Lạng Sơn, là trung tâm của căn cứ an toàn, lànơi xây dựng các kho quân trang, quân dụng quốc phòng và là nơi đón quân của các đơn vị bộ đội chủ lực chiến đấu chống chiến tranh phá hoại của giặc Mỹ.Đảng bộ và nhân dân xã Tân Đoàn đã cống hiến nhiều sức người, sức của với công lao đóng góp đó năm 2005 Đảng bộ và nhân dân xã Tân Đoàn đã vinh dự được Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Trần Đức Lương tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân theo Quyết định số: 636 QĐCTN, ngày 24 tháng 6 năm 2005.

2. Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên

Vị trí địa lý: Tân Đoàn là một xã vùng cao nằm ở phía Đông Nam của huyện cách trung tâm huyện khoảng 25km, Có vị trí toạ độ địa lý: Từ 21048’vĩ độ Bắc và từ 106036’ kinh độ Đông.

Phía Bắc giáp xã An Sơn

Phía Nam giáp xã Tràng Phái

Phía Đông giáp xã Tràng Các

Phía Tây giáp xã An Sơn, Yên Phúc.

Địa hình: Tân Đoàn thuộc vùng núi thấp, địa hình dốc hình lòng máng, mức độ chia cắt không mạnh, có độ cao trung bình khoảng 400m so với mực nước biển.

Địa hình núi thấp: tập trung thành 3 dãy lớn chạy từ Bắc xuống Nam. Dãy phía đông giáp với xã Tràng Các, phía tây giáp với xã An Sơn, dãy ở giữa lớn nhất tạo hai thung lũng hình lòng máng, mương nước chính là Bắc Nam và Tây Nam, độ dốc trung bình 230 thuận lợi cho trồng cây ăn quả và cây công nghiệp.

Địa hình núi đá: Phân bố ở phía Tây Nam và Đông Nam của xã là núi đá trọc hoặc núi đá có lùm cây bụi mọc rải rác.

Địa hình thung lũng: Thung lũng lớn nhất,mặt bằng rộng nằm ở xung quanh trung tâm xã trải rộng từ các thôn Khòn Sày, Khòn Cải, Khòn Ngòa và Khòn Pá tạo nên thung lũng tương đối bằng phẳng

Nói chung địa hình tương đối phức tạp, bị chia cắt bởi các dãy núi đá, núi đất xen kẽ các thung lũng nhỏ và nghiêng gây khó khăn đến quá trình sản xuất và đi lại của Nhân dân trong xã, nhưng đó cũng là một trong những điều kiện thuận lợi trong phát triển du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng...

Khí hậu: Khí hậu Tân Đoàn chịu ảnh hưởng chung của khí hậu miền Bắc, là khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, có mùa đông lạnh và khô, mùa hè nóng ẩm, mưa nhiều. Nhiệt độ trung bình năm là 21,20C. Độ ẩm không khí bình quân: 82,5%. Lượng mưa bình quân năm là 1.500 mm. Do lượng mưa phân bố không đều giữa các mùa nên gây khó khăn cho sản xuất nông nghiệp và giao thông đi lại. Hướng gió thịnh hành là hướng Đông Bắc và Tây Nam. Xã Tân Đoàn ít bị ảnh hưởng của gió bão nên thích hợp cho phát triển cây trồng dài ngày. Với nền nhiệt độ và số giờ nắng trung bình trong năm là 1.466 giờ rất thuận lợi cho việc bố trí mùa vụ, bố trí cơ cấu các loại cây trồng, là điều kiện để phát triển đa dạng, phong phú các loại cây trồng ôn đới, á nhiệt đới.

Các nguồn tài nguyên thiên nhiên

Tài nguyên nước

Nước mặt: xã có hệ thống hồ Bản Nầng cùng với hệ thống ao trong xã tích trữ lượng nước khá tương đối, tạo điều kiện cho phát triển sản xuất và cân bằng sinh thái

Tài nguyên đất đai

Theo đánh giá hiện trạng sử dụng đất của xã thì tổng diện tích tự nhiên toàn xã là: 2.083,24ha. Cụ thể diện tích các loại đất như sau:

Đất Nông nghiệp:                    1.583,11 ha.

Đất phi Nông nghiệp:              104,01 ha.

Đất chưa sử dụng:                   396,12ha.

Đánh giá chung các loại đất đồi núi của Tân Đoàn thuộc loại đất tương đối màu mỡ, có hàm lượng các chất dinh dưỡng từ trung bình tới khá. Đặc điểm thổ nhưỡng của chủ yếu là: Đất feralit nâu đỏ và màu vàng.  Đây là tiềm năng và cũng là thế mạnh để phát triển lâm nghiệp, phát triển các loại nông sản đặc sản xứ lạnh có giá trị kinh tế cao như: hoa quả, thảo dược,...

Tài nguyên rừng

Rừng là nguồn tài nguyên chiếm ưu thế của. Đất lâm nghiệp chiếm phần lớn diện tích chủ yếu trong cơ cấu sử dụng đất của toàn . Đặc biệt, cây Hồi là cây thế mạnh chủ lực của xã chiếm khoảng 70% diện tích đất rừng. Ngoài ra còn có các cây rừng nhân tạo chủ yếu là: cây Sở, Bạch đàn, và các loại cây trồng khác có giá trị kinh tế cao.

Tài nguyên khoáng sản

Nguồn tài nguyên khoáng sản của xã gồm có quặng Bôxit, Đá đen tại thôn Khòn Pá

Tài nguyên du lịch

Xã Tân Đoàn với địa hình bị chia cắt bởi các dãy núi đá, núi đất xen kẽ các thung lũng nhỏ nên đã hình thành những hang động như hang Lùng Yên, Bà Đầm, Phja thình, đồi Pò Deng đã được xếp hạng và hồ nước Bản Nầng rất thuận tiện cho việc khai thác và phát triển khu du lịch sinh thái. Hơn nữa, xã Tân Đoàn là mảnh đất mang đậm bản sắc văn hóa của dân tộc Tày - Nùng với những phong tục tập quán tốt đẹp; loại hình dân ca phong phú; lễ hội truyền thống đặc sắc như hội Lồng Tồng mùng 8 tháng Giêng, hội 27/3, hội 14/2 âm lịch hàng năm ... Với những điều kiện đó, nếu được đầu tư khai thác thì xã Tân Đoàn sẽ trở thành điểm đến tham quan của khách du lịch với các loại hình du lịch sinh thái và du lịch văn hóa.  

2. Điều kiện kinh tế - xã hội

2.1. Điều kiện kinh tế

Dân số, đặc điểm dân tộc

Tân Đoàn là xã vùng II nằm ở phía Đông Nam của huyện Văn Quan, thành phần dân tộc gồm: Tày, Nùng, và một số ít dân tộc Kinh. dân số của 3.230 người, trong đó: nữ là 1507 người (chiếm 46,7%), nam là 1.706 người (chiếm 53,3%); Mật độ dân số 161,2 người/km2. Dân cư phân bố không đồng đều chủ yếu dọc các tuyến tỉnh lộ 239, trung tâm xã, các điểm chợ...

Mạng lưới giao thông

Trong những năm qua, hệ thống giao thông trên địa bàn đã được quan tâm đầu tư khá đồng bộ, qua các nguồn và hình thức đầu tư, hệ thống đường tỉnh lộ, liên xã, liên thôn trên địa bàn được cải thiện đáng kể, 100% số thôn có đường giao thông đến trung tâm xã đi lại được 4 mùa. Chương trình bê tông hoá đường giao thông nông thôn, đường ngõ xóm được triển khai thuận lợi, với cơ chế nhà nước cấp xi măng, ống cống, nhân dân đóng góp vật liệu, ngày công đã thực hiện trên địa bàn nhiều thôn

- Tuyến tỉnh lộ ĐT 239 (Pác Ve - Điềm He ) có chiều dài 23,4 km, trong đó phần đi qua địa bàn dài 6km. Đây là tuyến đường giao thông quan trọng nhất, là tuyến đường huyết mạch cho phát triển kinh tế xã hội của xã.

- Đường liên xã: các tuyến đường liên xãđều được bê tông hóa100% tạo điều kiện cho việc giao lưu, trao đổi, buôn bán giữa các xã với nhau.

Hệ thống thủy lợi

Toàn 10 công trình thủy lợi lớn nhỏ, trong đó có: 07 ao hồ, 03 mương tự chảy. Tổng chiều dài các tuyến kênh cấp III trên địa bàn do xí nghiệp thủy nông quản lý là 14km trong đó: Mương đã được kiên cố hóa 10km, mương đất chưa được kiên cố 4km.

Hệ thống điện

Mạng lưới điện phục vụ cho nhu cầu sản xuất và sinh hoạt của Nhân dân được quan tâm đầu tư. Đến nay có 8/9 thôn có điện lưới quốc gia. Tỷ lệ hộ gia đình được sử dụng điện đạt trên 97%.

Mạng lưới Bưu chính, viễn thông

Mạng lưới bưu chính của gồm có 01 bưu điệnvăn hóaxã, 9/9thôn có báo đến trong ngày. Mạng Bưu chính viễn thông rộng khắp, hiện tại các dịch vụ Bưu chính phổ cập đã được phục vụ đến tất cả các thôn.

           Dịch vụ điện thoại cố định: 100% số thôn có điện thoại; mạng điện thoại di động đã phủ sóng di động tới 9/9 thôn.

Mạng Internet tại xã Tân Đoàn chủ yếu là do các doanh nghiệp như Viettel, EVN, Vinaphone.

Hệ thống chợ

Trên địa bàn hiện có 01 điểm chợ chính chợ Ba Xã - xã Tân Đoàncơ bản đáp ứng đủ nhu cầu mua bán và trao đổi hàng hoá của người dân trên địa bàn.

2.2. Điều kiện văn hóa - xã hội

Cơ sở hạ tầng ngành giáo dục

Sự nghiệp giáo dục tiếp tục được phát triển cả về quy mô và chất lượng. Năm học 2019 - 2020: có 546 học sinh. Cơ sở vật chất cho dạy và học được tăng cường đầu tư, đến năm 2020 tỷ lệ phòng học được xây dựng kiên cố chiếm trên 90%, không có phòng học 2 ca. Thiết bị dạy học được trang bị mỗi khối lớp ít nhất là 01 bộ, sử dụng có hiệu quả đáp ứng cho việc dạy và học. Nhà công vụ cho giáo viên được tăng cường xây dựng, cơ bản đáp ứng nhu cầu về chỗ ở cho giáo viên..

Cơ sở hạ tầng ngành y tế

Mạng lưới y tế ngày càng được củng cố và tăng cường cả về trang thiết bị và đội ngũ cán bộ y tế. 01 trạm y tế bố trí đủ các phòng chức năng theo phân tuyến và hoạt động có hiệu quả, trang thiết bị được cung cấp khá đầy đủ.

Cơ sở hạ tầng ngành văn hóa

Thiết chế ở cấp xã. Hiện nay xã có 01 nhà văn hóa xã, 01 sân thể thao xã và 9/9 nhà văn hóa thôn, Nhìn chung, hệ thống thiết chế văn hóa, thông tin, thể thao từ đến thôn đang từng bước được đầu tư xây dựng, hoàn thiện; được tổ chức quản lý, hoạt động ngày một hiệu quả.

Hệ thống các di tích và danh lam thắng cảnh

Di sản do thiên nhiên và lịch sử để lại đó là hệ thống các di tích  và danh lam thắng cảnh có giá trị về lịch sử và văn hoá. Hiện nay, toàn 04 di tích đã được các cấp có thẩm quyền xếp hạng (Theo Quyết định số 41/2002/QĐ-UB ngày 02 tháng 10 năm 2002 của Ủy ban nhân dân tỉnh Lạng Sơn về việc xếp hạng di tích cấp tỉnh đợt I năm 2002), gồm các di tích sau:

- Đồi Pò Deng, xã Tân Đoàn (Di tích lịch sử)

- Hang Bà Đầm, Ba Xã, xã tân Đoàn (Di tích khảo cổ )

- Lùngn, xã Tân Đoàn (Di tích khảo cổ)

- Hang Phja Thình, xã Tân Đoàn (Di tích khảo cổ).

Xây dựng Nông thôn mới.

           Sau 09 năm tổ chức triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng Nông thôn mới, với sự nỗ lực, cố gắng của cả hệ thống chính trị và Nhân dân, đến hết tháng 11 năm 2019 xã đã đạt 19/19 tiêu chí Nông thôn mới. Xã đã huy động nguồn lực từ nhân dân được 2.663 triệu đồng. Trong đó hiến đất 25.000m2; Huy động 4.622 công; góp bằng tiền mặt 120 triệu đồng; Hiến 134 cây lâm nghiệp, cây ăn quả các loại. Xây dựng nông thôn mới phản ánh đúng tâm tư, nguyện vọng của Nhân dân và phù hợp với thực tế địa phương, bộ mặt nông thôn mới của xã có nhiều chuyển biến rõ nét, chất lượng các công trình hạ tầng được nâng lên; thu nhập và đời sống Nhân dân được cải thiện rõ rệt; Nhân dân phấn khởi và tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng. Thu nhập bình quân đầu người năm 2019 là 33,6 triệu đồng/người/năm. Công tác giảm nghèo được thực hiện có hiệu quả; Tỷ lệ hộ nghèo năm 2011 là 38%  đến năm 2019 giảm xuống còn 10,4%. Với những kết quả đạt được đó ngày 10/01/2020, Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân xã Tân Đoàn long trọng tổ chức lễ đón nhận danh hiệu xã đạt chuẩn nông thôn mới năm 2019.

 

 

About